Thông tin chung về Quỹ

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, tiền thân là Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế là một tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh thừa Thiên Huế; nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước để cho vay, đầu tư vào dự án thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương.

Quỹ hoạt động theo mô hình ngân hàng chính sách; tự chủ tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu.   

Tên gọi đầy đủ: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế

Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Development Investment Fund

Tên viết tắt tiếng Anh: TTHDIF

Vốn điều lệ: 210 tỷ đồng

Địa chỉ giao dịch: 06 Phan Bội Châu, Thành phố Huế

Điện thoại: 0234.382.5522; Fax: 0234.382.5533

Web: tthdif.vn; email: qdtpt@tthdif.vn

Người đại diện theo pháp luật: Bà Tôn Thị Nga - Giám đốc Quỹ; Điện thoại: 0905.256.768; Email: ttnga@tthdif.vn

Quá trình hình thành và phát triển Quỹ:

- Giai đoạn từ 13/01/2015 – 28/02/2019: Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế là một tổ chức tài chính nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay, đầu tư vào dự án, doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2015-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn khi có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay nhưng không đủ nguồn lực về vốn, không đủ tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của các Ngân hàng thương mại.

- Giai đoạn từ 01/3/2019 – nay:

Thực hiện Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiện toàn Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế để thành lập Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời tách chức năng bảo lãnh tín dụng để thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh.

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2019 của UBND tỉnh. Theo đó, giữ nguyên cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh làm cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quỹ kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế. Quỹ phát huy vai trò là “vốn mồi” cho hoạt động đầu tư vào dự án quan trọng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó chú trọng vào việc huy động các nguồn vốn đầu tư tư nhân cùng tham gia thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Giai đoạn hiện nay Quỹ tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay, đầu tư trực tiếp vào các dự án thuộc danh mục kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2019-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2019 của UBND tỉnh; trên tinh thần "Công khai, Minh bạch, Bình đẳng, Cùng phát triển".

Hoạt động nhận ủy thác:

+ Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh (bộ máy bao gồm: Chủ tịch; Kiểm soát viên; Giám đốc là các thành viên liên quan của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh kiêm nhiệm).

+ Quỹ Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh.

+ Nhận ủy thác giải ngân một số Dự án của các Quỹ khác theo Hợp đồng nhận ủy thác.

Trong thời gian tới; định hướng Quỹ sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển để trở thành một định chế tài chính đủ mạnh giúp UBND tỉnh thực thi có hiệu quả các chính sách nhằm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

I. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN


 

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁP TRIỂN

1. Hội đồng Quản lý 

a) Chủ tịch Hội đồng quản lý 


Ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh

b) Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý


Bà Tôn Thị Nga - Giám đốc Quỹ

c) Thành viên Hội đồng quản lý


Ông La Phúc Thành - Giám đốc Sở Tài chính


Ông Nguyễn Đại Vui - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư


Ông Lê Việt Sỹ - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Ban Kiểm soát 

a) Trưởng ban Kiểm soát

Bà Ngô Thị Kiều Thư - Phó Giám đốc Sở Tài chính 

b) Thành viên Ban Kiểm soát

3. Ban điều hành 

a) Giám đốc 


Bà Tôn Thị Nga

Điện thoại: CĐ: 0234 3502 825; DĐ: 0905 256 768; email: ttnga@tthdif.vn

b) Phó Giám đốc 


Ông/Bà 

Điện thoại:  ; email:  

c) Kế toán trưởng 


Bà Dương Nguyễn Xuân Trang

Điện thoại: 0376 737 067; email: dnxtrang@tthdif.vn;

d) Các phòng 

- Phòng Hành chính - Kế toán:

+ Bà Dương Nguyễn Xuân Trang - Kế toán Trưởng; Điện thoại: 0376 737 067; email: dnxtrang@tthdif.vn;

+ Bà Nguyễn Thụy Vy - Trưởng phòng; Điện thoại: 0931 931 366; email: ntvy@tthdif.vn;

+ Bà Đinh Thị Kim Oanh - Chuyên viên.

+ Bà Đặng Thị Như Nguyện - Văn thư.

- Phòng Tín dụng - Ủy thác và Nghiên cứu Chiến lược:

+ Ông Nguyễn Văn Việt Nam - Phó Trưởng phòng phụ trách; Điện thoại: 0935440660; email: nvvnam@tthdif.vn;

+ Ông Huỳnh Ngọc Hải - Chuyên viên;

+ Bà Lê Hà Phương Linh - Chuyên viên;

+ Bà Đặng Thị Thu Hà - Chuyên viên.

- Phòng Hỗ trợ và Kiểm soát rủi ro:

+ Ông Dương Ngô Thái Bình - Trưởng phòng; Điện thoại: 0909 312 353; email: dntbinh@tthdif.vn;

+ Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - Chuyên viên; 

+ Bà Trần Thị Tuyết Nhung - Chuyên viên.

- Phòng Đầu tư:

+ Ông Tôn Thất Thành - Phó Trưởng phòng phụ trách; Điện thoại: 0912521235; email: ttthanh@tthdif.vn;

+ Bà Thái Thị Nguyên Thảo - Chuyên viên;

 Quỹ có các chức năng, nhiệm vụ sau:

1. Hoạt động huy động vốn: Quỹ được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP.

2. Hoạt động đầu tư trực tiếp: Quỹ được đầu tư vào các dự án, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP.

3. Hoạt động cho vay: Quỹ được cho vay đối với các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP.

4. Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác: Quỹ được uy thác cho vay, đầu tư; nhận ủy thác quản lý các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và Nghị định số 147/2020/NĐ-CP.

5. Thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh giao để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhưng không trái với quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan./.

 

Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay giai đoạn 2022 - 2025 của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm:

TT Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay giai đoạn 2002 - 2025
I Lĩnh vực giao thông, đô thị, công ích đô thị
1 Đầu tư hệ thống vận tải công cộng, bao gồm: xe buýt (bao gồm xe buýt sử dụng điện hoặc năng lượng sạch), tàu du lịch,xe điện phục vụ du lịch,...
2 Đầu tư mới, duy tu bảo dưỡng nâng cấp các dự án thuộc: Lĩnh vực giao thông đường bộ (bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, trạm dừng nghỉ, trạm cấp điện cho phương tiện vận tải sử dụng năng lượng điện và các hạng mục phụ trợ); Lĩnh vực giao thông đường thuỷ (bến tàu sông, cầu tàu, bến thuỷ nội địa; thiết bị nâng đỡ, bốc xếp hàng hoá và các hạng mục phụ trợ tại cảng biển).
3 Đầu tư các dự án thuộc Chương trình phát triển đô thị tỉnh.
II Lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ
1 Khu du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, điểm trải nghiệm gắn với cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, dự án phát triển kinh tế ban đêm, chợ đêm.
2 Khu trưng bày các sản phẩm lưu niệm, áo dài, phát triển các sản phẩm đặc sản Huế, sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề gắn với phát triển du lịch.
3 Các dự án góp phần xây dựng thương hiệu Huế - Kinh đô ẩm thực và Huế - Kinh đô áo dài.
4Đầu tư các dự án sản xuất vào các ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công của tỉnh.
III Lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ cao,Startup, Logistics
1 Các dự án hạ tầng: Viễn thông, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ thông tin, khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao.
2 Các dự án trong khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ thông tin, khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao.
3

Các dự án chuyển đổi số của doanh nghiệp.

4Các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao (Bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,...).
5Các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin.
6Đầu tư cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, các không gian làm việc chung, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khoa học công nghệ.
7Các dự án thuộc lĩnh vực Logistics.
IV Lĩnh vực năng lượng, môi trường
1 Đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các công trình điện theo quy định của Luật Điện lực hiện hành.
2 Điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, rác thải.
3 Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, xử lý rác thải, khí thải, nước thải, tái chế, tái sử dụng chất thải.
4 Đầu tư thiết bị, phương tiện thu gom xử lý rác thải khí thải, nước thải.
5Ngành dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường,
6Các dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu, các dự án đổi mới thiết bị, công nghệ gắn với giảm ô nhiễm môi trường.
7Xây dựng, cải tạo nghĩa trang sinh thái, văn hoá; các dự án mai táng thân thiện với môi trường (Bao gồm cả cơ sở hoả táng, điện táng và địa táng).
V

Xã hội hoá giáo dục, y tế,văn hoá, thể thao, hạ tầng xã hội

1 Đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đào tạo nghề nghiệp, dạy nghề, cơ sở cung cấp dịch vụ phục vụ giáo dục đào tạo.
2 Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ khám chữa bệnh, cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế, kho dược phẩm.
3 Các cơ sở nuôi trồng, sản xuất dược liệu, dược phẩm, thuốc chữa bệnh và vùng nguyên liệu thuốc (Bao gồm cả vùng nhiên liệu thực phẩm chức năng).
4 Các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về y tế.
5 Đầu tư các công trình thể dục - thể thao.
6Đầu tư khu công viên, văn hoá đa năng, bảo tàng.
7Đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng siêu thị (bao gồm cả siêu thị mini), trung tâm thương mại.
8Đầu tư mới hoặc cải tạo nâng cấp chợ; các chợ thực hiện theo Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ của UBND tỉnh.
9Đầu tư nhà ở xã hội (nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá sinh viên, các cơ sở nuôi dưỡng người già, người bệnh, người có công ...).
10Chỉnh trang đô thị, hạ tầng khu dân cư, khu tái định cư.
VIHạ tầng khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp làng nghề
1Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp làng nghề.
2Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, cơ khí trọng điểm theo danh mục ưu tiên đầu tư, phát triển của Chính phủ.
3Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, cụm làng nghề do di dời sắp xếp lại.
4Ngành công nghiệp hoá chất (phân bón, phân bón sinh học, thuốc thú y).
VIILĩnh vực nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp
1Nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng quốc tế.
2Đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
3Xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng thuộc lĩnh vực nông nghiệp: Trang trại, nông trường, trại giống, cơ sở sản xuất, chế biến lương thực.
4Xây dựng, phát triển, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các dự án nông nghiệp, ngư nghiệp áp dụng quy trình VietGAP, sản phẩm hữu cơ, theo hướng an toàn sinh học, linh kết sản xuất theo chuỗi, xây dựng chuỗi cửa hàng OCOP, danh mục các sản phẩm OCOP do UBND tỉnh phê duyệt.
5Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến: Chế tạo các loại máy canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, các kho bảo quản phục vụ xuất khẩu.
6Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tạo giống cây trồng, sản xuất cây con giống, xây dựng cơ sở ươm giống.
7Hệ thống công trình thuỷ lợi, thuỷ nông tiết kiệm nước liên tỉnh, liên huyện.
8Đầu tư phát triển các sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề và cụm làng nghề.
9Đầu tư xây dựng, nâng cấp cảng cá, hiện đại hoá các dịch vụ hậu cần nghề cá.
10Đầu tư các dự án sản xuất vào các ngành nghề được hưởng chính sách khuyến nông của tỉnh.