1. Chức năng
Phòng Hành chính Tổng hợp là đơn vị
trực thuộc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện công tác hành chính, tổng hợp, tổ chức nhân sự,
công tác quản trị, pháp chế và tài chính kế toán; hợp tác quốc tế, dịch thuật.
2. Nhiệm vụ
a) Công tác hành chính, tổng hợp
- Công tác hành chính, văn thư lưu trữ:
+ Tổ chức tiếp nhận, phát hành, lưu trữ các văn bản của
Quỹ theo quy định, bảo đảm các văn bản ban hành đúng về hình thức, thể thức theo
quy định.
+ Quản lý việc sử dụng con dấu, ấn
chỉ của Quỹ theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý hồ sơ, giấy tờ liên quan đến biện pháp bảo đảm tiền vay của Quỹ
(như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, …)
+ Quản lý và làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi
đường, nghỉ phép, đi học... cho cán bộ, công chức, viên chức của Quỹ.
- Công tác tổng hợp:
+ Thực hiện theo dõi, thu thập, tổng hợp, xử lý và quản
lý thông tin, số liệu hoạt động của Quỹ qua từng thời kỳ.
+ Chủ trì thực hiện các báo cáo tổng hợp định kỳ, báo
cáo theo chuyên đề, mục tiêu quản lý của Giám đốc và Hội đồng quản lý.
+ Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục
vụ cho các kỳ họp định kỳ và bất thường của Giám đốc và Hội đồng quản lý.
- Phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức xây dựng, tiếp
nhận, chuyển giao công nghệ và triển khai các chương trình phần mềm ứng dụng
trong các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ. Tổ chức duy trì vận hành hoạt động trang
web của Quỹ.
b) Công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền lương
- Tham mưu quản lý nhân sự, xây dựng đội ngũ cán bộ, người lao động từ tuyển dụng,
bố trí sử dụng, đánh giá cán bộ, người lao động; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm,
điều động, nghỉ hưu, cử cán bộ đi công tác ở nước ngoài, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật và tham gia giải quyết những chính
sách khác đối với cán bộ, người lao động theo quy định.
- Tham mưu việc xếp hạng Quỹ; thực
hiện chế độ tiền lương, xây dựng và quản lý định mức lao động, kế hoạch tiền
lương, thang bảng lương, quyết toán quỹ lương. Thực hiện nâng bậc lương, nâng
ngạch đối với cán bộ, người lao động theo đúng theo quy định của Nhà nước và của
Quỹ.
- Quản lý chung về giờ làm việc.
c) Công tác quản trị
- Quản lý tài sản, trụ sở, phương
tiện làm việc. Tham mưu Giám đốc thực hiện bố trí trong trụ sở, khuôn viên cơ
quan. Bảo đảm môi trường, cảnh quan, vệ sinh, an toàn nơi làm việc và khu vực
trụ sở cơ quan.
- Bảo đảm phương tiện, điều kiện
vật chất; bố trí phòng họp, hình thức, nghi lễ theo quy định trong các phiên họp
Quỹ, các buổi họp, làm việc, tiếp khách, đi công tác của Ban Giám đốc và Hội đồng
quản lý.
- Thực hiện kế hoạch tổ chức các
hoạt động chào mừng các ngày lễ, tết trong năm (treo cờ, khẩu hiệu, trang trí
cơ quan ...); việc hiếu, hỷ, chúc mừng sinh nhật, thăm ốm đau... của cán bộ,
công chức cơ quan.
d) Công tác pháp chế
- Chịu trách nhiệm tổ chức bộ phận
pháp chế của Quỹ.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các
phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều
lệ, các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ nội quy của Quỹ; tổ chức triển khai thực hiện và xử lý vi phạm.
- Phối hợp với các Phòng nghiệp vụ
soạn thảo các loại Hợp đồng liên quan đến tín dụng, đầu tư, kinh doanh; kiểm
tra thủ tục để công chứng Hợp đồng theo quy định của pháp luật.
đ) Công tác tài chính kế
toán
- Tham mưu Giám đốc xây dựng kế
hoạch tài chính hàng năm của Quỹ trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu Giám đốc
thực hiện đúng Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định có liên quan.
- Kiểm tra, giám sát các khoản
thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản
lý, sử dụng công cụ, vật tư, tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán; cụ thể:
+ Hướng
dẫn khách hàng mở tài khoản, tiếp nhận hồ sơ giải ngân (bảng kê rút vốn vay) của
phòng Tín dụng. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ giải ngân cho vay,
theo dõi kiểm soát chặt chẽ đối với việc thu hồi lãi vay, hạch toán nợ, chuyển
nợ quá hạn, lãi treo, khế ước, thanh toán vốn… Tiếp nhận và lập thủ tục nhập và
xuất kho tài sản bảo đảm tiền vay.
+ Tổ chức thu và chi trả
vốn gốc và lãi huy động của các tổ chức, cá nhân (nếu có) và các khoản thu chi
khác.
+ Kiểm tra, kiểm soát các
khoản thu chi tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng hoạt động hợp
pháp tại Việt Nam, đề xuất biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Theo dõi tình hình biến
động tài sản, nguồn vốn; trích khấu hao TSCĐ; thẻ TSCĐ; kiểm kê công cụ dụng cụ,…
- Thực hiện giải ngân đối
với các hoạt động Quỹ được ủy thác giải ngân và ủy thác cho vay theo sự chỉ đạo
của UBND tỉnh hoặc các Quỹ tài chính, tổ chức tín dụng theo quy định của pháp
luật.
- Lưu giữ, bảo quản hồ sơ, sổ
sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.
e) Hợp tác quốc tế, dịch thuật
- Tham mưu
thực hiện các hoạt động đối ngoại và hợp tác với các định chế tài chính nước
ngoài;
- Công tác
dịch thuật.
f) Thực hiện một số nhiệm
vụ khác do Giám đốc phân công.
3. Quyền hạn
- Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng
văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định.
- Yêu cầu các phòng nghiệp vụ
khác có liên quan cung cấp đầy đủ kịp thời tài liệu liên quan đến công tác kế
toán và giám sát tài chính.
- Báo cáo bằng văn bản cho người
đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi vi phạm các pháp luật về tài chính,
kế toán tại Quỹ; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp
của người đã ra quyết định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu
trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
- Được chủ động giao dịch với các
cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm
vụ nêu trên.
- Nhắc nhở cán bộ, người lao động
chấp hành tốt nội quy, quy định, quy chế làm việc cơ quan.
- Được đề nghị các phòng nghiệp vụ
cung cấp các tài liệu, hồ sơ để kiểm tra theo chương trình, kế hoạch của Quỹ; hồ
sơ liên quan đến việc khởi kiện các tổ chức vi phạm hợp đồng kinh tế và các cam
kết với Quỹ.