Câu hỏi thường gặp

 Khách hàng có thể liên hệ với Quỹ bằng các cách sau:

  • Liên hệ trực tiếp Quỹ tại địa chỉ: 06 Phan Bội Châu, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; Điện thoại: 0234.382.5522, Fax: 0234.382.5533; Email: qdtpt@tthdif.vn.
  • Liên hệ với Quỹ qua trang Facebook: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế (https://facebook.com/huedif)
  • Để lại câu hỏi và thông tin liên hệ tại Website của Quỹ (http://tthdif.vn) ./.

Các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh đã được HĐND tỉnh chấp thuận và UBND tỉnh ban hành trong từng thời kỳ./.

 Chi tiết về danh mục vụ thể tham khảo tại link sau:

http://tthdif.vn/Portalv2/Views/DanhMucDauTu.aspx

Không. Quỹ chỉ cho vay vốn cố định (trung và dài hạn). Cụ thể:

  • Trung hạn: Trên 12 tháng đến dưới 60 tháng.
  • Dài hạn: Từ 60 tháng trở lên (tối đa 15 năm, UBND tỉnh quyết định cho vay đối với các dự án có thời gian vay vốn trên 15 năm) ./.

(1) Đối với dự án đầu tư:

  • Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Thuộc danh mục các đối tượng cho vay theo quy định của Quỹ;
  • Có tính khả thi, hiệu quả và bảo đảm trả được nợ vay;

(2) Đối với khách hàng:

  • Có tình hình tài chính rõ ràng, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, đảm bảo các chỉ tiêu đánh giá tài chính, khả năng thanh toán;
  • Thực hiện những quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Quỹ;
  • Mua bản hiểm và duy trì mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong thời gian vay vốn tại công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.
  • Không có nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5 tại các tổ chức tín dụng và các công ty tài chính./.

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi Quỹ 01 bộ hồ sơ gồm các hồ sơ sau:

1/ Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu) (bản chính).

http://tthdif.vn/Portal/Views/Download.aspx?f=Mau_1a__De_nghi_vay_von__1.docx

2/ Hồ sơ Pháp lý

3/ Hồ sơ Tài chính

4/ Hồ sơ Dự án

5/ Các hồ sơ về Tài sản đảm bảo nợ vay

  • Chi tiết về hướng dẫn danh mục hồ sơ tham khảo tại Link sau:

http://tthdif.vn/Portal/Views/Download.aspx?f=Danh_muc_ho_so_vay_von__0.pdf

Doanh nghiệp tư nhân không thuộc đối tượng khách hàng vay vốn tại Quỹ. Khách hàng của Quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế./.

Quỹ cho vay với lãi suất tối thiểu là 6,5%/năm.

  • Chi tiết lãi suất vay vốn cụ thể tham khảo tại Link sau:

http://tthdif.vn/Portalv2/Views/BangTongHopLaiSuat.aspx

Khách hàng có thể được vay vốn tối đa đến 80% tổng vốn đầu tư của dự án và không vượt quá 20% Vốn chủ sở hữu của Quỹ tại thời điểm quyết định vay vốn. Cụ thể:

  • Giới hạn cho vay đối với một dự án không quá 20% vốn chủ sở hữu của Quỹ tại thời điểm quyết định, tương ứng 45,2 tỷ (226 tỷ x 20%);
  • Nếu một khách hàng thực hiện nhiều dự án thì tổng mức dư nợ cho vay của khách hàng không vượt quá 25% vốn chủ sở hữu Quỹ, tương ứng 56,5 tỷ (226 tỷ x 25%);
  • Nếu Quỹ thực hiện đồng thời đầu tư trực tiếp và cho vay đối với một dự án thì nguồn vốn tối đa cho dự án là 67,8 tỷ (226 tỷ x 30%);

Tuỳ từng khách hàng, căn cứ vào mức xếp hạng tín dụng Quỹ sẽ có chính sách về hạn mức cụ thể cho từng trường hợp.

  • Chi tiết về hạn mức cấp tín dụng cụ thể thảm khảo tại Link sau:

http://tthdif.vn/Portal/Views/Download.aspx?f=Quy_dinh_han_muc_cap_tin__1.pdf

  • Quỹ sẽ thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả về việc cho vay tới Chủ đầu tư trong vòng 15 - 20 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn.
  • Đối với những dự án phức tạp hoặc những trường hợp đặc biệt thời gian có thể kéo dài hơn theo chỉ đạo của Giám đốc nhưng không quá 02 lần quy định về thời gian nêu trên.
  • Các trường hợp khác phải có ý kiến của Hội đồng quản lý Quỹ./.

Có. Quỹ cho vay có TSBĐ và các hình thức bảo đảm tiền vay tại Quỹ gồm:

  • Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng.
  • Cầm cố, thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ nguồn vốn vay.
  • Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba.
  • Bảo lãnh của bên thứ ba.
  • Các biện pháp bảo đảm tiền vay khác phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm, cho vay tín chấp: phải được sự chấp thuận của UBND tỉnh./.
  • Chi tiết về quy định về TSBĐ tham khảo tại Link sau:

http://tthdif.vn/Portal/Views/Download.aspx?f=Quy_che_quan_ly_tai_san_b_1.pdf

Có 3 hình thức nhận tiền giải ngân:

  • Giải ngân trực tiếp vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng.
  • Giải ngân trực tiếp cho bên vay.
  • Giải ngân theo hình thức hợp đồng./.

Khách hàng cần thực hiện thanh toán theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng vay vốn. Quỹ sẽ nhắc khách hàng mỗi lần gần tới hạn thanh toán./.

Có. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn khi có đề nghị bằng văn bản được Quỹ chấp thuận; Không có bất kỳ một khoản nợ nào (Gốc, lãi và phí) đến hạn trả nhưng chưa trả; Và tuỳ thuộc vào từng Hợp đồng tín dụng thoả thuận giữa Quỹ và khách hàng./.

Có. Nhưng phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Khách hàng có tình hình tài chính rõ ràng;
  • Có dự án thuộc danh mục cho vay tại Quỹ;
  • Có cam kết thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, mua và duy trì bảo hiểm bắt buộc trong thời hạn vay;
  • Không có các khoản nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5 tại các tổ chức tín dụng và các công ty tài chính./.

Nếu không vay vốn thì có thể hợp tác với Quỹ để đầu tư trực tiếp vào các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh đã được Hội đồng nhân dân chấp thuận và UBND tỉnh quyết định hàng năm hoặc theo từng thời kỳ.

Với điều kiện:

  • Dự án đầu tư đã được quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Dự án đầu tư phải có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Thông qua phương thức đầu tư sau:

  • Quỹ có thể thực hiện đầu tư với tư cách là chủ đầu tư hoặc tham giá góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
  • Quỹ có thể trực tiếp quản lý dự án đầu tư hoặc thuê các tổ chức chuyên môn quản lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Thông qua hình thức đầu tư sau:

  • Đầu tư theo các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức đầu tư trực tiếp khác theo quy định của pháp luật đầu tư.
  • Tìm kiếm dự án, thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư sau đó thực hiện đầu tư, hoặc chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu từ khác thực hiện đầu tư.
  • Việc đầu tư của Quỹ được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng./.

Chi tiết về quy định Đầu tư trực tiếp tham khảo tại Link sau:

http://tthdif.vn/Portal/Views/Download.aspx?f=Quy_che_dau_tu_truc_tiep__1.pdf

  • Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Cơ quan, tổ chức và các đơn vị có tư cách pháp nhân liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp và góp vốn thành lập doanh nghiệp với Quỹ;

Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Bảo toàn và phát triển vốn - tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro.
  • Thực hiện đúng trình tự và thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành.
  • Đầu tư trực tiếp phải đúng đối tượng, mục đích và đảm bảo theo kế hoạch nguồn vốn được duyệt
  • Quỹ phải thẩm định, phân tích, đánh giá hiệu quả và khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư trước khi quyết định hoặc trình Hội đồng quản lý và Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định đầu tư theo thẩm định
  • Quỹ có thể thực hiện đầu tư với tư cách là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Quỹ có thể trực tiếp quản lý dự án đầu tư hoặc thuê các tổ chức chuyên môn quản lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành: Luật xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, và các văn bản pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng; quy trình thực hiện dự án bao gồm các bước sau:

  1. Đánh giá tình hình thực hiện dự án, sự cần thiết phải đầu tư vào dự án
  2. Lập và trình báo cáo phê duyệt chủ trương đầu tư
  3. Lập, thẩm định dự án đầu tư
  4. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
  5. Tổ chức thực hiện dự án đầu tư; Quyết toán dự án hoàn thành (theo quy định)
  6. Đầu tư bổ sung, rút vốn đầu tư (nếu có)
  7. Theo dõi và báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư
  8. Tiến hành khai thác, thu hồi vốn và lãi đầu tư (nếu có)
  9. Đánh giá, kết thúc dự án

Quy trình nêu trên có thể được thực hiện đủ các bước hoặc một số bước tuỳ trường hợp Quỹ đầu tư trực tiếp hay góp vốn thành lập doanh nghiệp để thực hiện đầu tư

  • Dự án đầu tư đã được quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Dự án đầu tư phải có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Tuỳ từng điều kiện cụ thể, Quỹ lựa chọn các hình thức đầu tư sau đây:

  • Đầu tư theo các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức đầu tư trực tiếp khác theo quy định của pháp luật;
  • Tìm kiếm dự án, thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư sau đó thực hiện đầu tư, hoặc chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu tư khác thực hiện đầu tư.

Việc đầu tư của Quỹ được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng

Thời hạn đầu tư trực tiếp vào một dự án của Quỹ là thời gian kể từ khi xúc tiến chuẩn bị thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành tổng nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng , hoặc từ khi xúc tiến đầu tư chuẩn bị thực hiện dự án đến khi dự án có đầy đủ các yếu tố chuyển nhượng dự án cho các chủ đầu tư khác tổ chức triển khai thực hiện tiếp dự án đầu tư.

  • Giới hạn đầu tư trực tiếp vào các dự án tối đa bằng 50% vốn chủ sở hữu của Quỹ tại thời điểm thực hiện ,
  • Trường hợp Quỹ thực hiện đồng thời đầu tư trực tiếp và cho vay đối với một dự án thì tổng giới hạn đầu tư trực tiếp và cho vay không được vượt quá 30 % vốn chủ sở hữu của Quỹ tại thời điểm thực hiện.
  • Đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế có quy định về giới hạn đầu tư trực tiếp khác với quy định của Quy chế đầu tư trực tiếp và góp vốn thành lập doanh nghiệp của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 14/QĐ-HDQL-QĐTPT ngày 06/3/2019 của Hội đồng quản lý Quỹ thì thực hiện theo các quy định tại thỏa thuận đã ký kết với nhà tài trợ.

Ngoài các điều kiện quy định về điều kiện đầu tư , việc góp vốn thành lập doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Dự án đầu tư yêu cầu gắn với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp để quản lý thực hiện.
  • Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Dự án đầu tư phải được thẩm định theo đúng quy trình nghiệp vụ của Quỹ trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định .
  • Quỹ thực hiện đầu tư góp vốn tối đa bằng 20% vốn chủ sở hữu của Quỹ tại thời điểm thực hiện.
  • Trường hợp Quỹ góp vốn thành lập doanh nghiệp vào dự án theo quy định của pháp luật để quản lý và thực hiện duy nhất một dự án đầu tư, thì khoản vốn , lập doanh nghiệp được tính gộp vào tổng số vốn đầu tư trực tiếp và phải tuân thủ quy định về lĩnh vực và giới hạn đầu tư trực tiếp tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP.
Liên hệ